1. Đặt tên shop hay theo biệt danh
Bạn là một người bận rộn và không muốn tốn quá nhiều thời gian trong việc đặc tên shop. Bạn chỉ yêu cầu một cái tên ấn tượng, dễ nhớ và có liên quan tới mình. Vậy thì đặt tên shop hay theo biệt danh sẽ là một ý tưởng không tồi mà bạn có thể tham khảo.
Vừa độc, lạ lại mang theo những ấn tượng riêng chính là ưu điểm của hình thức đặt tên này. Cũng có rất nhiều ý tưởng đặt tên thành công đến từ tuyệt chiêu này như: Méo Shop, Cỏ mềm Homelab, Nana shop, Bông's shop, Mint Cosmetic,...
2. Đặt tên shop hay theo ngành hàng, đặc tính nổi bật của sản phẩm
Bạn không có biệt danh hay từ thường gọi, bạn cảm thấy việc đặt tên shop như vậy là hơi tùy tiện và yêu cầu những thứ có liên kết hơn. Vậy thì ý tưởng đặt tên shop hay theo hành hàng cũng như đặc tính nổi bật của sản phẩm có lẽ sẽ là một ý tưởng dành cho bạn. Vừa tạo được sự liên kết chặt chẽ giữa tên và sản phẩm lại vừa giúp khách hàng dễ dàng liên tưởng đến mặt hàng mà shop cung cấp. Có thể nói đặt tên shop theo ngành hàng, đặc tính của sản phẩm là một ý tưởng khá hay. Tuy nhiên, việc đặt tên theo đặc điểm này thường yêu cầu người đặt cần chú ý hơn trong việc chọn lựa ý tưởng bởi nó có thể gây trùng lặp trong tên thương hiệu.
Và đây là một số ý tưởng đặt tên theo ngành hàng, sản phẩm mà bạn có thể tham khảo: Nón Đẹp +, Matcha Shop, Kính Teen Shop,...
3. Đặt tên cửa hàng kiểu số
Theo nhiều nghiên cứu được đưa ra về hành vi khách hàng, thông thường một người sẽ dễ dàng có ấn tượng và ghi nhớ về các con số tốt hơn là chữ, đây cũng là nguyên nhân khiến ý tưởng đặt tên cửa hàng, đặt tên shop kiểu số ra đời. Cũng có rất nhiều thương hiệu sử dụng con số trong tên của mình như 92 Wear, 20 Agains, 30 Shine, 1900 Bar, 1975 Tiệm Trà Chanh,Anh19+,...
Một số chú ý khi đặt tên cửa hàng kiểu số là nên tìm kiếm chữ số có liên quan và phù hợp với câu chuyện thương hiệu của mình để đạt được hiệu quả tuyên truyền tốt nhất.
4. Đặt tên cửa hàng theo quy mô
Nghe thì có vẻ khá hài hước nhưng trên thực tế đã có không ít tên thương hiệu lớn ra đời dựa trên ý tưởng này. Với ý tưởng đặt tên dạng này, thông thường, dựa theo mục tiêu phát triển của cửa hàng trong tương lai, chủ cửa hàng sẽ lấy một cái tên mang tầm vóc lớn để làm tên shop. Thông thường những cái tên dạng này phù hợp với những shop có quy mô kinh doanh lớn, có định hướng phát triển và ngày càng mở rộng trong tương lai. Những shop có quy mô kinh doanh ở mức nhỏ lẻ và chưa có kế hoạch phát triển mở rộng thì nên cân nhắc kỹ nếu muốn đặt tên theo hướng này.
Một số cái tên được đặt dựa trên ý tưởng đặt tên shop hay theo quy mô nổi tiếng có thể kể đến như: Thế giới di động, Thế giới đồ da, Vua đồ chơi, Vua nệm,...
5. Đặt tên shop hay bằng tiếng nước ngoài
Đặt tên shop bằng tiếng nước ngoài hiện đang là một xu hướng khá nổi bật và được nhiều chủ shop hiện nay ưa chuộng. Giải quyết được các vấn đề cơ bản như tên ngắn, ấn tượng, hiện đại và mang đến cảm giác cao cấp sang chảnh, cách đặt tên bằng tiếng nước ngoài ngày càng được sử dụng nhiều.
Tên shop tiếng nước ngoài thường được phổ biến với các shop kinh doanh các mặt hàng thời trang, mỹ phẩm,...
Một số ví dụ về cách đặt tên shop theo tiếng nước ngoài như: Red Shop, Coco Beauty, SammiShop,...
6. Đặt tên shop theo các danh từ, tính từ gợi nhắc
Bên cạnh những cái tên nước ngoài ấn tượng thì cũng còn rất nhiều cái tên thuần việt khác vừa tạo cảm giác ấn tượng lại kích thích trí tò mò của người đọc. Hầu hết trong số đó là các danh từ, tính từ gợi nhắc, khiến người xem lần đầu tiên nhìn thấy đã có thể liên tưởng đến một đặc tính đặc biệt của dịch vụ, sản phẩm mà shop cung cấp. Cách đặt tên này tuy cần nhiều ý tưởng đầu tư hơn so với những ý tưởng bên trên nhưng bù lại hiệu quả nó mang lại thì không hề nói quá một chút nào.
Dưới đây là một số cái tên được đặt theo các tính từ gợi nhắc như: Bảo Tín Mobile, Địa ốc Đại Tín, Bệnh viện Hoàn Mỹ, ...
7. Đặt tên shop theo các cái tên dễ thương
Cách đặt tên shop theo các cái tên thường chỉ phù hợp với những shop kinh doanh các mặt hàng như quần áo, giày dép, đồ trẻ em, đồ và thức ăn cho pet... Không phù hợp với những shop kinh doanh các sản phẩm cao cấp hơn nhưng các mặt hàng điện tử, vàng bạc,...
Một số cái tên mà bạn có thể tham khảo khi đặt tên theo cách này như: Bin Bon, Miu shop, Pet Xinh,...
8. Đặt tên shop kiểu độc, lạ
Đặt tên kiểu độc, lạ yêu cầu bạn có một hướng suy nghĩ mới và khác biệt so với bình thường. Để làm được điều này, người sáng tạo cần có một vốn từ vựng và kiến thức phong phú.
Một số cái tên được ra đời theo ý tưởng đặt tên shop hay kiểu độc, lạ mà bạn có thể theo dõi như: Kịch độc Shop, Chảnh Shop, Độc Store, Góc của Pao, Giày xấu giá cao,...
9. Đặt tên shop hay theo ý nghĩa phong thủy
Cách đặt tên thứ 9 và cũng là cách cuối cùng mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn là cách đặt tên shop theo phong thủy. Thông thường cách này sẽ được áp dụng cho những shop có quy mô lớn hoặc shop có chủ shop có tin tưởng về phong thủy.
Để đặt tên shop theo cách này, người đặt cần biết một số kiến thức cơ bản về phong thủy đặt tên như sau:
-
Biết cách tính mệnh cho chủ shop (Cách này bạn có thể dựa vào ngày tháng năm sinh để tính mệnh, hiện nay có rất nhiều website cung cấp tiện ích này mà bạn có thể tham khảo sử dụng)
-
Sau đó, theo thuyết ngũ hành tương sinh, chọn ra một chữ cái bắt đầu tên phù hợp. Theo đó ta có:
-
Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim
-
Và các chữ cái đại diện cho các mệnh như sau:
-
Mệnh Kim: C - Q - R - S - X - Z
-
Mệnh Thủy: B - F - M - H - P
-
Mệnh Mộc: G - K
-
Mệnh Hỏa: D - J - L - N - T - V
-
Mệnh Thổ: A - E - I - O - U - W - Y
-
-
Tùy theo mệnh của bản thân, bạn có thể lựa chọn một chữ cái bắt đầu cho phù hợp. Cụ thể:
-
Người mệnh Kim có thể chọn chữ bắt đầu thuộc 2 hành Kim, Thổ
-
Người mệnh Thủy có thể chọn chữ bắt đầu thuộc 2 hành Thủy, Kim
-
Người mệnh Mộc có thể chọn chữ bắt đầu thuộc 2 hành Mộc, Thủy
-
Người mệnh Hỏa chọn chữ bắt đầu thuộc 2 hành Hỏa, Mộc
-
Người mệnh Thổ chọn chữ bắt đầu thuộc 2 hành Thổ, Hỏa